Tuyển sinh Đại học ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông với 5 chuyên ngành hấp dẫn và tiềm năng

Thí sinh trúng tuyển ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông được tuỳ chọn 1 trong các chuyên ngành hấp dẫn và nhiều cơ hội việc làm

- Mã ngành: 7510302

- Bằng tốt nghiệp được cấp: Kỹ sư

- Thời gian đào tạo: 4,5 năm

- Các chuyên ngành đào tạo:

1. Điện tử viễn thông

Các kiến thức và kỹ năng chính được đào tạo:

Sinh viên được trang bị các kiến thức về khoa học cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành Điện tử viễn thông, kiến thức về kinh doanh, thị trường để tìm việc làm và tự tạo việc làm. Kỹ năng thực hành (nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, vận hành, triển khai dịch vụ, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, hệ thống điện tử viễn thông…) và trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) được đặc biệt chú trọng để sinh viên có thể làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp. Sinh viên được học tập phương pháp làm việc khoa học, tác phong công nghiệp, tư duy hệ thống, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế, đáp ứng tốt yêu cầu của người sử dụng lao động và nhu cầu xã hội.

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

Kỹ sư điện tử viễn thông có thể làm các công việc: thiết kế, chế tạo, lập trình, tư vấn, thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, công trình viễn thông; quản lý, giám sát, điều hành, kinh doanh các sản phẩm, mạng lưới và dịch vụ viễn thông; giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực điện tử viễn thông… tại các nhà mạng (VNPT, Viettel, MobiFone, FPT, Gtel, VietnamMobile,…); các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thiết bị điện tử, viễn thông; các cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng thiết bị điện tử viễn thông khác (hàng không, phát thanh-truyền hình, an ninh-quốc phòng, điện lực, dầu khí…); các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực điện tử viễn thông; có thể tự tạo lập, phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành.

2. Kỹ thuật điện tử

Các kiến thức và kỹ năng chính được đào tạo:

Sinh viên được trang bị các kiến thức về khoa học cơ bản, cơ sở ngành Điện tử - viễn thông và chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử, kiến thức về kinh doanh, thị trường để tìm việc làm và tự tạo việc làm. Kỹ năng thực hành (nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, triển khai, vận hành, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các linh kiện, thiết bị, dây chuyền, hệ thống điện tử…) và trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) được đặc biệt chú trọng để sinh viên có thể làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp. Sinh viên được học tập phương pháp làm việc khoa học, tác phong công nghiệp, tư duy hệ thống, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế, đáp ứng tốt yêu cầu của người sử dụng lao động và nhu cầu xã hội.

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

Kỹ sư điện tử có thể làm các công việc: nghiên cứu phát triển, thiết kế, chế tạo, tư vấn, thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện tử; quản lý, giám sát, điều hành, kinh doanh các sản phẩm, dây chuyền, hệ thống thiết bị điện tử; giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực điện tử…tại các nhà máy sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử  (Intel, Samsung, Cannon, LG, Hanel,…); các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện tử; các cơ quan, tổ chức, nhà máy quản lý và sử dụng dây chuyền công nghệ, hệ thống thiết bị điện tử vào công tác, sản xuất, kinh doanh (an ninh-quốc phòng, điện lực, dầu khí, giao thông vận tải, phát thanh-truyền hình, viễn thông…); tại các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực điện tử;  có thể tự tạo lập, phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành.

3. Điện tử y tế

Các kiến thức và kỹ năng chính được đào tạo:

Sinh viên được trang bị các kiến thức về khoa học cơ bản, cơ sở ngành Điện tử - viễn thông và chuyên ngành điện tử và y sinh, kiến thức về kinh doanh, thị trường để tìm việc làm và tự tạo việc làm. Kỹ năng thực hành (nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, triển khai, vận hành, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống, thiết bị điện tử và điện tử y tế…) và trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) được đặc biệt chú trọng để sinh viên có thể làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp. Sinh viên được học tập phương pháp làm việc khoa học, tác phong công nghiệp, tư duy hệ thống, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế, đáp ứng tốt yêu cầu của người sử dụng lao động và nhu cầu xã hội.

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

Kỹ sư về điện tử y tế có thể làm các công việc nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chế tạo, triển khai, vận hành, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, hệ thống thiết bị điện tử và điện tử y tế (thiết bị đo, chẩn đoán hình ảnh, thiết bị xét nghiệm, dụng cụ phẫu thuật, hỗ trợ điều trị…) tại các bệnh viện, các cơ sở y tế, các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp thiết bị điện tử và điện tử y tế, các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực thiết bị điện tử và điện tử y tế; có thể tự tạo lập, phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành.

4. Điện tử và kỹ thuật máy tính

Các kiến thức và kỹ năng chính được đào tạo:

Trang bị cho người học kiến thức nền tảng về Điện tử - viễn thông và Máy tính cũng như các kiến thức, các công nghệ chuyên sâu của ngành như: vi xử lý, vi điều khiển, máy tính nhúng, thiết kế vi mạch, phần mềm nhúng, phần mềm cho các thiết bị điều khiển tự động, phần mềm cho thiết bị di động, hệ thống Internet of Things, điện toán đám mây… Các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử và Kỹ thuật Máy tính có chuyên môn về thiết kế phần mềm, phần cứng và hệ thống để có thể tích hợp các thành phần đó lại với nhau nhằm giải quyết các bài toán trong thực tiễn. Sinh viên được học tập phương pháp làm việc khoa học, tác phong công nghiệp, tư duy hệ thống, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế, đáp ứng tốt yêu cầu của người sử dụng lao động và nhu cầu xã hội.

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

Các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử và Kỹ thuật máy tính có thể làm việc với vai trò: kỹ sư tại các công ty, nhà máy sản xuất, lắp đặt, bảo trì và kinh doanh các thiết bị điện tử - viễn thông và máy tính (SAMSUNG, CMC, VNPT, Viettel, MobiFone, FPT, VNPT,…); lập trình viên, đặc biệt là lập trình các phần mềm nhúng trên các thiết bị di động, các vi xử lý-vi điều khiển trong các hệ thống công nghiệp, xe ô tô, điện gia dụng, ngôi nhà thông minh,… tại các công ty phần mềm (FPT Software, VNPT Software,..); nghiên cứu viên trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực liên quan đến điện tử, viễn thông, tin học…với vai trò nghiên cứu phát triển sản phẩm, giải pháp mới; kỹ sư lập dự án, thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì, giám sát, điều hành kỹ thuật, hỗ trợ khách hàng, kinh doanh các sản phẩm điện tử - máy tính; giảng viên tại các cơ sở đào tạo liên quan đến chuyên ngành điện tử viễn thông; Điện tử và kỹ thuật máy tính.

5. Điện tử và Robot

Các kiến thức và kỹ năng chính được đào tạo:

Sinh viên được trang bị các kiến thức về khoa học cơ bản, cơ sở ngành Điện tử - viễn thông và chuyên ngành Điện tử và Robot với các kiến thức chuyên sâu cho lĩnh vựctrí tuệ nhân tạo cũng nhưcác nguyên lý cơ bản về robot liên quan đến lĩnh vực cơ khí, tự động hóa;sinh viên được cung cấp các kỹ năng đặc thù của chuyên ngành Điện tử và robot thông qua việc mô phỏng, thiết kế robot có thể hoạt động như một đối tượng vật lý thông minh, trí tuệ nhân tạo. Sinh viên sử dụng các kiến thức, kỹ năng thu được để vấn đề trong thực tế như thiết kế, chế tạo, lập trình robot. Ngoài ra, trong chương trình còn có ba học phần tự chọn về lĩnh vực Điện tử Y tế giúp sinh viên hiểu được một số vấn đề về y sinh từ đó có thể thiết kế các robot phục vụ con người tốt hơn. Sinh viên được học tập phương pháp làm việc khoa học, tác phong công nghiệp, tư duy hệ thống, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế, đáp ứng tốt yêu cầu của người sử dụng lao động và nhu cầu xã hội. 

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

                Các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử và Robot có thể làm việc với vai trò: Kỹ sư thiết kế, chế tạo robot; Kỹ sư thiết kế, lập trình các ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho các sản phẩm công nghệ “thông minh”; Cán bộ phân tích số liệu, dự báo sự thay đổi của số liệu trong tương lai… tại các cơ sở nghiên cứu, phát triển, sản xuất robot; các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị robot, điện tử, tự động hóa; các nhà máy, xí nghiệp quản lý và sử dụng dây chuyền công nghệ, hệ thống thiết bị điện tử, tự động hóa ứng dụng robot vào công tác, sản xuất, kinh doanh (an ninh-quốc phòng, điện lực, dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, hóa chất, cơ khí, điện tử, viễn thông…); tại các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin; có thể tự tạo lập, phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành.